icon icon icon

Các loại ván gỗ ép làm nội thất phổ biến hiện nay

Đăng bởi CÔNG TY TNHH XNK HSM vào lúc 14/11/2023

Đồ gỗ nội thất văn phòng, nội thất nhà ở được rất nhiều người quan tâm, nổi bật lên là các sản phẩm gỗ ép công nghiệp vì chúng có các đặc điểm như là dễ thi công, ít cong vênh, chống mối mọt tốt, hơn thế nữa là giá thành lại rẻ, đa dạng và màu sắc, hoa văn, đầy đủ mọi kích thước cho người tiêu dùng lựa chọn.

Trong bài viết này, công ty TNHH XNK HSM sẽ gửi đến các bạn thông tin chi tiết về ưu và nhược điểm của 6 loại gỗ công nghiệp trong thiết kế nội thất hiện nay.

1. Ván ép MFC (Melamine Faced Chipboard)

Ván ép MFC có tên đầy đủ là Melamine Faced Chipboard, đây là một loại gỗ công nghiệp được ứng dụng phổ biến trong sản xuất đồ nội thất hiện đại.

Ván gỗ MFC có cốt gỗ làm từ ván ép hoặc ván dăm (OSB, PB, WB), gỗ băm. Bề mặt ván MFC được phủ lớp Melamine.

Lớp Melamine là lớp vật liệu được ép lên tấm Ván MFC để ứng dụng vào sản xuất và thiết kế đồ nội thất. Thực chất Melamine là một loại giấy nền được tạo vân và màu sắc.

Ván gỗ MFC được sử dụng làm ván gỗ ép làm nội thất như để làm giường, tủ, bàn, vách ngăn, giá kệ ….

2. Ván ép MDF (Medium Density Fiberboard)

Ván ép MDF có tên tiếng anh là Medium density fiberboard. loại ván này còn có tên gọi khác là Gỗ ván sợi mật độ trung bình.

Ván MDF là một sản phẩm ván ép công nghiệp có thành phần chính là các sợi gỗ (hay bột gỗ). Loại ván này được sản xuất từ các loại gỗ rừng trồng, kết hợp với chất kết dính và một số thành phần khác (Parafin, chất làm cứng…) được ép dưới nhiệt độ và áp suất cao để tạo nên tấm ván.

 Sau khi hoàn thiện ván ép MDF cũng được phủ melamine giả vân gỗ hoặc màu trắng để chống trầy xước và chống nước, tạo thẩm mỹ cho tấm ván.

Ván ép MDF cũng có loại lõi xanh chịu nước và loại lõi thường(lõi nâu). Gỗ MDF được sử dụng để làm cánh cửa, tủ bếp, vách ngăn, giường, tủ, kệ ...

3. Ván ép HDF (High Density Fiberboard)

Ván ép HDF có tên tiếng Anh là High Density Fiberboard(là một loại ván gỗ ép làm nội thất). Hay còn có tên gọi viết tắt là HDF. Đây là loại gỗ ván ép có gỗ sợi mật độ cao. Hiện đang được ứng dụng rất phổ biến trong các thiết kế, thi công nội thất.

Cũng giống như ván ép MDF, ván gỗ HDF cũng được sản xuất từ bột gỗ của các loại cây gỗ rừng trồng trong tự nhiên. Cây gỗ không lẫn tạp được cho vào máy xay nhuyễn sau đó được trộn với chất phụ gia giúp chống ẩm, chống mối mọt. Sau đó hỗn hợn này được đưa vào một máy ép, Máy sẽ ép dưới áp suất cao (850-870 kg/cm2) để tạo thành các tấm ván có kích thước tiêu chuẩn 1m22x2m44.

Ván ép HDF có chất lượng tốt hơn gỗ MDF, MFC về khả năng chịu nước, chịu lực tốt. Ván HDF cũng có khả năng cách âm tốt hơn, ổn định hơn, cứng chắc hơn.

Ván gỗ ép HDF thường được sử dụng nhiều để làm sàn gỗ công nghiệp, cửa, vách ngăn phòng, các chi tiết nội thất cao cấp …

4. Ván gỗ ép Plywood

Ván ép Plywood hay hay còn gọi là “ván gỗ ép”, “gỗ dán”. Đây là loại gỗ ván ép được sản xuất bằng việc ép từ nhiều tấm gỗ tự nhiên mỏng hơn (ván lạng – veneer), có cùng kích thước và xếp chồng lên nhau thành nhiều lớp. Các tấm ván mỏng này được liên kết với nhau bằng lớp keo chuyên dụng.

Ván ép plywood được sử dụng rất phổ biến trong thiết kế và sản xuất đồ dùng nội thất như: bàn ghế, tủ gỗ, sàn nhà, giường, coffa xây dựng, Ván coffa phủ phim…

5. Gỗ ghép thanh

Gỗ ghép thanh hay còn gọi là ván ghép thanh (Finger joint). Đây là một sản phẩm ván gỗ công nghiệp được sản xuất bằng cách ghép các thanh gỗ tự nhiên có kích thước nhỏ lại với nhau bằng một loại keo chuyên dụng, sau đó chúng được ép dưới nhiệt độ, áp suất và thời gian quy định để tạo thành những tấm ván có kích thước lớn hơn.

Mặt cắt của các khớp nối giống như những ngón tay đan vào nhau, vì vậy có tên là “finger joint”. Các thanh gỗ được ghép lại với nhau tạo nên diện tích bề mặt tấm ván lớn, có liên kết tốt và độ bền cao. Những tấm gỗ ghép thanh tiêu chuẩn có độ bền chắc không khác gì gỗ đặc tự nhiên lâu năm.

Loại gỗ ghép thanh được sản xuất từ nguyên liệu chính từ gỗ rừng trồng hoặc cây tre. Những cây gỗ được xẻ nhỏ, sau đó hấp xấy để loại bỏ nước, đường trong gỗ giúp gỗ hoàn thiện hạn chế cong vênh, mỗi mọt. Gỗ được cưa, bào, phay, ghép lại với nhau nhờ lực ép lớn, sau đó được chà nhám lại và và phủ sơn trang trí.

Ván gỗ ép làm nội thất được ứng dụng làm mặt bàn, ốp tường, khi được phủ lớp veneer gỗ đặc tự nhiên thì có nhiều ứu dụng hơn như làm sàn gỗ, kệ, tủ …

6. Ván gỗ nhựa composite

Ván gỗ nhựa Composite là một loại vật liệu mới. Thanh phần chính của ván gồm có bột gỗ và nhựa nóng chảy. Các chất phụ gia được trộn lẫn với nhau sau đó được ép đùn để tạo thành các hình dạng khác nhau như thanh ván sàn, thanh ốp tường, trụ, cột … .

Ván gỗ nhựa composite ngoài trời có thành phần gỗ và nhựa khác nhau sẽ được sử dụng ở các vị trí khác nhau kể cả ngoài trời.

Ván gỗ nhựa có các đặc tính chống ẩm mốc, chống mối mọt, không ngấm nước, chống mục nát, chống cháy, chịu lực cao. Những tấm ván gỗ đặc có độ cứng tương đương với gỗ đặc tự nhiên, nhiều màu sắc và kiểu bề mặt khác nhau. 

Ứng dụng của gỗ nhựa composite thì vô cùng rộng lớn, kể cả sử dụng trong trang trí nội thất và ngoại thất.

Ưu điểm của ván gỗ ép làm nội thất:

- Không bị cong vênh, không bị co ngót, ít bị mối mọt hơn gỗ tự nhiên.

- Bề bặt phẳng nhẵn.

- Dễ dàng sơn phủ với nhiều màu sắc khác nhau, màu sắc đồng đều

- Giá rẻ hơn gỗ tự nhiên và số lượng không giới hạn

- Dễ thi công và thời gian gia công nhanh chóng giúp tiết kiệm chi phí nhân công

Nhược điểm của ván gỗ ép làm nội thất

- Ván gỗ ép làm nội thất không có độ dẻo dai như gỗ tự nhiên.

- Gỗ công nghiệp gần như không thể trạm khắc được.

Hy vọng các thông tin mà công ty TNHH XNK HSM cung cấp trong bài viết này sẽ giúp cho các bạn có thêm lựa chọn cho các loại vật liệu làm nội thất cho không gian của các bạn.

Tags : ván ép công nghiệp ván ép mdf ván ép phủ phim ván ép plywood ván ghép thanh
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:

DỰ ÁN